- 1- Công cụ tính toán đường thoát hiểm – Path of Travel
- 2- Nhập file PDF vào Revit
- 3- Vẽ tường hình bầu dục (ellip)
- 4- Chỉnh sửa các Scope Box trong danh sách bản vẽ
- 5- Cải thiện việc nhập file SketchUp
- 6- Copy và Paste các view Chú thích (Legends) giữa các Sheet với nhau
- 8- Cải thiện bộ lọc với toán tử điều kiện “OR”
- 9- Cải tiến giao diện quản lý vật liệu
- 10- Bộ thư viện vật liệu mặc định mới
- Một số những thay đổi khác:
- Thu gọn khung INFOCENTER theo mặc định
- Lưu bất kỳ file Revit nào vào đám mây BIM 360
- Thuộc tính “Cao độ từ cao độ tầng” / “Elevation From Level” mới
- DYNAMO 2.1
- Cải tiến hiển thị các hàng trong bảng thống kê
- Hiển thị Survey Point và Project Base Point cho các mô hình được liên kết
- Cho phép link mô hình Sketchup 2019
- Cải tiến hộp thoại Attach Walls
Phiên bản Revit 2019 của năm ngoái là một bản cập
nhật lớn với nhiều tính năng mới như pattern 2 lớp và giao diện tab.
Vậy Revit 2020 có gì mới? Thoạt nhìn,
bản cập nhật năm nay có vẻ không được ấn tượng như bản trước đó, nhưng vẫn có
những tính năng mới đáng để nâng cấp. Sau đây là 10 tính năng mới đáng chú ý
nhất của Revit 2020 cho bộ môn Kiến trúc, các bộ môn MEP và Kết cấu có thể xem
toàn bộ bài công bố của Autodesk tại
1- Công cụ tính toán đường thoát hiểm – Path of
Travel
Ở Revit 2019:
Tính
toán đường thoát hiểm để đáp ứng các tiêu chuẩn thoát người & PCCC thực sự
khá bất tiện. Không có cách gì để tự động tính tổng độ dài các đoạn của đường
thoát hiểm. Việc này AutoCAD làm tốt hơn nhờ có các đường polyline. Bạn cũng
có thể dùng lệnh “Calculate Total Length of Selected Lines” trong Dynamo
để làm việc này với Revit, tuy nhiên vẫn tương đối khó tiếp cận cho đa số
người dùng.
Revit
2019: Vẽ các đường Detail Lines và phải sử dụng Máy tính để tính tổng độ dài
(-_-)
Ở Revit 2020:
Tính
năng Path of Travel mới cho
phép bạn chọn một điểm bắt đầu (start point) và một điểm kết thúc (end point).
Revit sẽ tự động tính toán đường đi ngắn nhất giữa 2 điểm này, xuyên qua các
cửa đi mà không đâm xuyên các bức tường.
Click
chọn điểm đầu và điểm cuối. Đường thoát hiểm sẽ được tạo tự động để phù hợp
với các bức tường và cửa đi
Đường
thoát hiểm “Path of Travel Lines” này cũng có thể được đánh dấu (tag). Trong
hình dưới, một tag tùy biến đã được tạo để hiển thị chiều dài của đường đi.
Có thể
tag vào đường thoát hiểm
Mặc
định, đường thoát hiểm sẽ sử dụng một loại nét (linetype) riêng đặc trưng. Bạn
có thể sử dụng loại nét mặc định này hoặc chọn một loại khác từ thuộc tính đối
tượng (instance properties) của đường Travel Lines. Bạn cũng có thể sử dụng
những loại đường nét và màu sắc khác nhau cho những đường thoát hiểm khác
nhau.
Điều
chỉnh loại đường nét cho đường thoát hiểm
Mặc
định, đường thoát hiểm sẽ tìm cách tránh bất kỳ đối tượng vật thể nào trên
đường đi. Trong ví dụ dưới đây, nếu bạn thêm một đối tượng nội thất, bấm chọn
đường thoát hiểm và bấm nút “update”, nó sẽ tự động cập nhật lộ trình mới dựa
trên vị trí của đối tượng này.
1- Thêm
đối tượng nội thất 2- Chọn đường thoát hiểm và click vào nút Update 3- Đường
thoát hiểm sẽ né các đối tượng vật cản
Bạn có
thể gán cho những đối tượng mô hình nào được xem là “vật cản” để tránh. Bấm
vào nút mũi tên nhỏ trên nút công cụ Path of Travel trong tab Analyze. Sau đó,
bỏ chọn những thể loại đối tượng bạn không muốn được tính là vật cản trên
đường thoát hiểm của công cụ này. Revit cũng sẽ tự động tránh các đối tượng đã
bị ẩn và bị phá dỡ (Phase Demolished).
Những
danh mục đối tượng được đánh dấu sẽ bị bỏ qua khi tính toán đường thoát hiểm
Ở cuối
hộp thoại, bạn có thể xác định khoảng chiều cao mà các đối tượng trong đó sẽ
được tính đến khi tính toán đường thoát hiểm. Điều này có nghĩa là những đối
tượng không nằm trong khoảng cao độ này sẽ không ảnh hưởng tới đường thoát
hiểm.
Khoảng
cao độ của đối tượng sẽ ảnh hưởng đến đường thoát hiểm
Các bộ
lọc (filters) cũng có thể được sử dụng để tô màu cho các đường thoát hiểm này.
Trong ví dụ dưới đây, các đường thoát hiểm dài hơn 12m sẽ được tô màu đỏ.
Tạo bộ
lọc để tô màu đỏ cho các đường thoát hiểm dài hơn 12m
Cuối
cùng, những đường thoát hiểm cũng có thể được thống kê. Trong ví dụ dưới đây,
một bảng thống kê cho bản vẽ mặt bằng ở trên đã được tạo. Có khá nhiều thông
tin có thể được khai thác ở đây. Bạn có thể cho trước một tốc độ di chuyển để
tính toán thời gian cần để một người thoát ra ngoài bằng một đường thoát hiểm
nhất định.
Bảng
thống kê cho đường thoát hiểm
2- Nhập file PDF vào Revit
Nếu bạn
bấm vào tab Insert trên thanh
ribbon, bạn có thể thấy một công cụ Import
PDF hoàn toàn mới!
File
PDF sẽ được nhập vào dưới dạng một đối tượng 2D chỉ trong bản vẽ hiện hành.
Bạn phải chọn những bản vẽ nào bạn muốn nhập vào mỗi khi chọn một file PDF.
Bạn cũng có thể chọn giá trị độ phân giải / DPI cho PDF nhập vào.
Chọn
những trang muốn nhập, chọn giá trị độ phân giải DPI
Nếu
file PDF chứa các đường thẳng dạng vector, bạn có thể sử dụng tính năng Enable Snap để sử dụng các công cụ như
“pick lines”.
Chọn
PDF, bấm vào “Enable Snaps”
Khi đã
bật tính năng Snap lên, bạn có thể sử dụng công cụ “pick walls” để sử dụng
file PDF như là một bản tham chiếu để tạo tường, sàn, mái,… và các đối tượng
mô hình khác.
Sử dụng
tính năng bắt đường “Pick Line” – Đưa con trỏ chuột vào các nét của file PDF
để xem trước đoạn tường được tạo, click để tạo tường.
Các
file PDF được nhập vào sẽ được quản lý ở menu Manage Images. Công cụ này nằm ở cả 2 tab Insert và Manage.
Dùng
menu này để quản lý các file PDF
3- Vẽ tường hình bầu dục (ellip)
Ở Revit 2019:
Không
có một cách đơn giản nào để vẽ tường theo một hình bầu dục cả. Chỉ có một cách
duy nhất là tạo một khối mass, sau đó sử dụng công cụ tạo tường theo mặt “wall
by face”. Một quy trình khá lằng nhằng và kém hiệu quả.
Ở Revit 2020:
Công cụ
vẽ tường theo hình bầu dục đã được tích hợp thẳng vào Revit.
Chọn
công cụ vẽ tường, chọn kiểu vẽ hình ellip – Vẽ tường theo hình ellip.
4- Chỉnh sửa các Scope Box trong danh sách bản vẽ
Ở Revit 2019:
Để
chỉnh sửa các scope box, bạn sẽ phải vào từng view một và chỉnh sửa thuộc tính
riêng (instance parameter) của view đó. Nếu bạn có rất nhiều bản vẽ thì sẽ tốn
rất nhiều thời gian cho việc này.
Ở Revit 2020:
Bây giờ
bạn có thể thêm tham số “Scope Box” vào bảng thống kê các views. Điều này có
nghĩa là bạn có thể gán nhanh các scope box từ bảng mà không cần phải vào từng
view để thực hiện. Rất tiện lợi cho những dự án với số lượng view lớn.
Hãy đảm
bảo rằng bạn đã thêm tham số “Scope Box” vào trong các field của danh sách bản
vẽ. Như bạn thấy ở dưới, tất cả các scope box đều có thể được gán trực tiếp từ
bảng thống kê.
5- Cải thiện việc nhập file SketchUp
Ở Revit 2019:
Việc
nhập một file SketchUp vào rất bất tiện. Tên vật liệu điều sẽ bị chuyển thành
dạng Render Material + mã màu
RGB. Và chỉ hỗ trợ các phiên bản SketchUp từ thời Napoleon.
Ở Revit 2020:
Bạn có
thể import trực tiếp file SketchUp bản 2018. Các thuộc tính về màu sắc và độ
trong suốt sẽ được giữ nguyên. Tuy nhiên, màu sắc trong kiểu hiển thị Realistic vẫn không đồng nhất với màu của
file SketchUp và đều sẽ bị chuyển về mã RGB 80-80-80 (màu xám tro).
Đối
tượng SketchUp được nhập vào ở 2 kiểu hiển thị Consistent và Reallistic
Tên vật
liệu được nhập từ SketchUp cũng sẽ được giữ lại. Bạn cũng có thể chọn bộ lọc
vật liệu thành “SKP” để chỉ hiển thị các vật liệu được nhập từ file SketchUp.
6- Copy và Paste các view Chú thích (Legends) giữa
các Sheet với nhau
Ở Revit 2019:
Chỉ có
một cách duy nhất để thêm một bảng chú thích (Legend) vào một tờ bản vẽ
(Sheet) là sử dụng công cụ “Place View”
hoặc kéo thả từ khung Project browser.
Thêm một chú thích vào nhiều tờ bản vẽ sẽ tốn rất nhiều thời gian và không đảm
bảo chính xác vị trí trên khung giấy.
Ở Revit 2020:
Các
bảng chú thích bây giờ có thể được copy từ sheet này qua sheet khác. Bạn cũng
có thể dùng tính năng “Paste Aligned To Same
Place” để đảm bảo chúng nằm ở một vị trí thống nhất trên mọi sheet.
7- Cải tiến việc quản lý các hình ảnh trong Revit
Các
hình ảnh được nhập vào hoặc liên kết vào Revit giờ đây có thể được quản lý một
cách dễ dàng hơn. Menu quản lý hình ảnh sẽ hiển thị định dạng file, kích thước
gốc và độ phân giải DPI của bức hình. Bạn cũng có thể chọn kiểu đường dẫn theo
dạng Tuyệt đối (Absolute), Tương đối (Relative) hoặc Đám mây (Cloud).
8- Cải thiện bộ lọc với toán tử điều kiện “OR”
Ở Revit 2019:
Ví dụ
như bạn đang tạo một bộ lọc (filter) bao gồm nhiều danh mục đối tượng khác
nhau, như Walls và Windows. Nếu bạn đang sử dụng điều kiện “OR”, bạn sẽ chỉ có
thể sử dụng các tham số dùng chung giữa các thể loại đối tượng này. Điều này
có nghĩa là bạn không thể chọn những thuộc tính riêng của từng danh mục như
chiều dài / “length” cho các đối tượng thuộc danh mục Wall.
Ở Revit 2020:
Trong
phiên bản mới này, bạn có thể gán cho mỗi điều kiện OR một danh mục đối tượng
riêng, cho phép bạn chọn tiếp một loại tham số của danh mục đó. Như ở ví dụ
dưới đây, bạn có thể chọn danh mục Walls và sử dụng tham số Length để tạo tiêu
chí của bộ lọc. Bạn cũng có thể chọn “All Selected Categories”, khi đó nó sẽ
hoạt động giống như trên các bản Revit 2019 và 2018.
9- Cải tiến giao diện quản lý vật liệu
Biểu
tượng mở thư viện vật liệu đã được cập nhật để dễ thấy hơn.
Nếu bạn
thích những hình xem trước cỡ bự, Revit 2020 sẽ cung cấp thêm tùy chọn kích
thước 256×256!
10- Bộ thư viện vật liệu mặc định mới
Revit
2019 giới thiệu loại vật liệu mới “chân thực hơn”. Một số trong đó có chất
lượng khá tốt, tuy nhiên chưa đủ nhiều.
Revit
2020 mở rộng thư viện vật liệu mới này với 104 loại mới dựa trên thuộc tính
vật lý thực tế. Một số trong đó bao gồm các loại vật liệu lát sàn như hình
dưới. Nhìn chung những loại vật liệu mới này rất triển vọng, tuy nhiên cần
thêm thời gian để kiểm chứng chất lượng thực tế của chúng.
Một số những thay đổi khác:
Thu gọn khung INFOCENTER theo mặc định
Lưu bất kỳ file Revit nào vào đám mây BIM 360
Revit
2020 có thêm một tính năng mới gọi là “Cloud Models For Revit”-Mô hình đám mây
cho Revit. Tính năng này cho phép bất kỳ mô hình nào cũng có thể được lưu trực
tiếp vào đám mây, mà không cần phải bật tính năng làm việc nhóm “Worksharing”.
Tùy
chọn lưu dưới dạng “Cloud Model” mới (cần mua bản quyền BIM 360)
Thuộc tính “Cao độ từ cao độ tầng” / “Elevation From
Level” mới
Một
tham số mới được thêm vào là “Elevation From Level” (Cao độ so với cao độ
tầng) và có thể được sử dụng trong nhiều loại family khác nhau. Bạn có thể tạo
một tag trên các view mặt bằng để hiển thị chiều cao tương đối của các đối
tượng so với cao độ tầng chúng thuộc về. Trong ví dụ dưới đây, chúng ta có thể
dùng tag để hiển thị cao độ tương đối của các family tủ bếp trong view mặt
bằng.
Tag
tham số “Elevation from Level” cho các family wall-based
DYNAMO 2.1
Dynamo
đã được tích hợp trực tiếp vào Revit. Các phiên bản cũ hơn của Dynamo sẽ không
tương thích với Revit 2020.
11- Cải tiến hiển thị các hàng trong bảng thống kê
Việc
đọc các bảng thống kê có thể gây nhầm lẫn và khó phân biệt nếu có qua nhiều
hàng (row). Với tính năng mới này, Revit sẽ hiển thị các hàng thay đổi luân
phiên giữa nền trắng và xám nhạt bằng cách bấm vào nút “Stripe Rows” trên thanh ribbon. Tính năng này
chỉ có trong view Bảng thống kê (Schedules)
mà không ảnh hưởng đến kết quả in ra của bảng.
Bảng thống kê bình
thường và khi bật tính năng “Striped Rows”
Tính
năng này làm cho người dùng dễ dàng đọc và làm việc với các bảng biểu hơn, đặc
biệt là khi kết hợp với khả năng “phóng to” trong bảng thống kê cũng mới được
thêm vào gần đây trên Revit 2019.
12- Hiển thị Survey Point và Project Base Point cho
các mô hình được liên kết
Bây giờ
bạn có thể cho hiển thị điểm gốc tọa độ dự án – Project Base Point và điểm khảo sát – Survey Point của các file Revit được liên
kết (linked). Chúng sẽ có màu xám nhạt. Những điểm này đã có thể được hiển thị
khi bạn bấm chọn một mô hình được liên kết. Bản cập nhật lần này cho phép hiển
thị những điểm này ngay cả khi không có file nào được chọn.
Hãy cẩn
thận: nếu một vài điểm có cùng tọa độ, như điểm Survey Point trong hình dưới
đây, màu xám (của mô hình liên kết) sẽ được ưu tiên hơn màu xanh (mô hình
chính), làm cho việc xác định vị trí Survey Point của mô hình chính khó khăn
hơn.
Tọa độ gốc và Điểm
khảo sát gốc của các file được liên kết sẽ được hiển thị màu xám.
Nếu bạn
tắt hiển thị Project Base Point và Survey Point trong menu Visibility Graphics, những điểm này cũng sẽ
biến mất trên mô hình liên kết.
13- Cho phép link mô hình Sketchup 2019
Mặc cho
những nỗ lực của Autodesk trong việc quảng bá FormIt như là một công cụ dựng hình 3D chính chủ, có vẻ là
phần lớn người dùng vẫn chọn SketchUp.
Revit
2020 đã cho phép import file SketchUp 2018. Revit 2020.1 sẽ cho phép import
thêm các file được lưu từ SketchUp 2019.
14- Cải tiến hộp thoại Attach Walls
Một cải
tiến nhỏ-mà-hay: bây giờ bạn có thể làm cho Revit ngừng hỏi liên tục về việc
có liên kết tường với sàn và mái không.
Khi bạn
tạo/chỉnh sửa sàn và mái mà phía dưới có tường, Revit sẽ luôn hỏi bạn có muốn
liên kết (attach) những bức tường này với đối tượng đó không. Trong bản cập
nhật lần này, bạn sẽ có thêm 1 tùy chọn “Không hỏi lại nữa” – “Do not show me this message again”.
Tuy nhiên hãy cẩn thận: một khi bạn đã yêu cầu Revit
không hỏi lại về vấn đề này nữa, bạn sẽ không thể thấy hộp thoại này xuất hiện
lại trừ khi bạn chỉnh
sửa file Revit.ini. Việc này sẽ cực kỳ khó
chịu nếu bạn lỡ tay bấm vào nút Attach.
Nhận xét
Đăng nhận xét